Sáng 8.11,ĐBQHđềnghịChínhphủcógiảiphápnhậndiệncáigọilàquanhệsâkeonhacai 5 các đại biểu Quốc hội thực hiện chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Một trong những nội dung được đề cập là công tác cải cách thể chế.
Các đại biểu Mai Thị Phương Hoa (trái) và Nguyễn Thị Kim Nhung
GIA HÂN
Nhận diện "cái gọi là quan hệ sân sau"
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) ghi nhận công tác cải cách thể chế đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Dù vậy, có ý kiến cho rằng việc cải cách vẫn còn chưa rõ trọng tâm, trọng điểm; đồng thời, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, sức ì của một bộ phận cán bộ công chức vẫn cản trở sự phát triển.
"Nếu được xếp thứ tự ưu tiên 3 vấn đề quan trọng nhất trong thời gian tới, Thủ tướng sẽ chọn vấn đề gì và giải pháp gì để xử lý các tồn tại nêu trên", đại biểu Hoa đặt câu hỏi.
Cùng quan tâm đến vấn đề thể chế, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) dẫn báo cáo giải trình của Thủ tướng, trong đó có nội dung sẽ kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các điều kiện kinh doanh gây khó khăn, tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Đại biểu bày tỏ sự nhất trí rất cao với chủ trương trên. Đồng thời, đại biểu dẫn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an tại phiên chất vấn ngày 7.11 về giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, rằng sẽ quy định cụ thể và có chế tài mạnh mẽ để cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau.
Cho biết bản thân rất tâm đắc với giải pháp mà lãnh đạo Bộ Công an nêu, đại biểu Hoa đề nghị thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp căn cơ để nhận diện đúng, trúng, kịp thời "cái gọi là quan hệ sân sau", từ đó có cơ sở thiết kế quy phạm pháp luật, tăng chế tài xử lý, hoàn thiện pháp luật liên quan.
Cắt giảm các thủ tục cản trở doanh nghiệp, người dân
Trả lời các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, vấn đề cải cách thể chế đã được thảo luận xuyên suốt mấy ngày nay.
Có 3 chiến lược đột phá được xác định sẽ triển khai, gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực. Tháo gỡ được thể chế thì sẽ huy động được các nguồn lực; phát triển hệ thống hạ tầng thì tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa, giảm chi phí logictics; nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng.
Vì vậy, Thủ tướng cho rằng, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của từng giai đoạn mà chọn cái nào ưu tiên, ưu tiên hơn, trên cơ sở của nguyên tắc hợp lý, hài hòa.
Đáng chú ý, người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận tình trạng thủ tục hành chính rườm rà chính là nguyên nhân gây tăng chi phí cho doanh nghiệp; rồi thái độ của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức đùn đẩy, sợ trách nhiệm…
Để khắc phục, Thủ tướng cho rằng phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để đội ngũ cán bộ nâng cao ý thức bản thân; cùng với đó là phải đảm bảo lợi ích vật chất để cho họ có thể yên tâm hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao.
Đồng thời, các bộ, ngành cần rà soát lại thủ tục trong lĩnh vực mình quản lý để cắt giảm. Bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư cần tiếp tục vào cuộc một cách quyết liệt.
"Căn cơ vẫn là các giải pháp liên quan đến tinh thần trách nhiệm, năng lực cán bộ trong việc cắt giảm thủ tục hành chính", Thủ tướng nhấn mạnh.
Về vấn đề nhận diện "quan hệ sân sau", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, Đảng đã có các chủ trương, định hướng, nghị quyết; vấn đề hiện nay là cần cụ thể hóa để thực hiện cho tốt, trên cơ sở đề cao trách nhiệm người đứng đầu cũng như các cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ. "Tinh thần là quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật", Thủ tướng kết luận.